Chống trộm vườn cây: Hốt hoảng gần 2.000 cây cà phê bị chặt gốc sau một đêm
SmartZ - Trending
Câu chuyện về chống trộm vườn cây lại thêm một lần dậy sóng. Vào sáng ngày 06/05, vườn cây Cà phê của người dân ở làng O Ngó, xã Ia Băng huyện Đắk Đoa, Gia Lai được phát hiện bị kẻ xấu chặt phá với số cây bị hạ lên tới con số 2.000.
Từ lâu, công tác chống trộm vườn cây cực kỳ được bà con quan tâm bởi sự lộng hành liễu lĩnh của kẻ gian. Không những xâm nhập trộm cây, hoa trái thành quả, gia cầm trong vườn, chúng còn nhẫn tâm ra tay chặt phá cây gây nên thiệt hại nặng nề.
Kẻ xấu xâm nhập vào vườn cây nhẫn tâm chặt phá trong đêm tối
Sự việc lần này diễn ra vào tầm đêm 05/05, lợi dụng đêm tối không có người thăm quản kẻ gian đã xâm nhập vào vườn và ra tay chặt phá gần 2.000 gốc cây cà phê. Đến sáng người dân ra vườn thì phát hiện hàng loạt cây cà phê đã bị chặt hạ chỉ còn gốc lởm chởm.
Ông Phạm Quý Thành, Chủ tịch UBND xã Ia Băng cho biết sau khi xảy ra vụ việc đáng tiếc, người dân không báo cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên khi nắm được thông tin về sự việc, xã đã ra chỉ đạo công an tiến hành xác minh và báo lên Công an huyện Đắk Đoa để điều tra theo thẩm quyền.
Hình ảnh được chụp tại vườn cây của bà con huyện Đắk Đoa bị chặt gần 2.000 cây cà phê. Nguồn: Zing News
Khu vực đất trồng cà phê bị chặt này nhiều năm nay đang xảy ra tranh chấp giữa người dân làng O Ngó và ông D.K.T, ông Thành cho biết thêm.
Theo ông Thành, ông D.K.T mua lại đất trên của Công ty Cao su Mang Yang nhưng khi tái canh thì người dân bàn nhau khoanh chiếm giữ vì cho rằng đất này của ông cha để lại không được buôn bán như vậy. Hiện còn hơn 10 ha đất đang xảy ra tranh chấp giữa người dân làng O Ngó và ông D.K.T.
Đến ngày 08/05, Công an huyện Đắk Đoa đã vào cuộc điều tra tìm hiểu sự việc theo thẩm quyền.
Như vậy, với gần 2.000 gốc vườn cây cà phê bà con dày công trồng và chăm nom lâu nay chỉ sau một đêm đã bị chặt phá nặng nề. Không những gây hoang mang dư luận mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tài sản, công sức, việc làm của bà con.
Thời gian để chăm nom từ khi cây cà phê còn trong bầu cho tới khi cao tầm 1 mét như hiện tại kéo dài từ 1.5 đến 2 năm. Nếu duy trì được ổn định thì cây cà phê trồng sau 3-4 năm mới bắt đầu ra quả.
Từ sự việc dậy sóng này, dù cho đất đai cho xẩy ra tranh chấp ra sao nhưng cũng rất đáng lên án về việc đã nhẫn tâm chặt phá gây thiệt hại lớn về tài sản bà con.
Tin liên quan: Cảnh giác tình trạng trộm cắp lộng hành trong mùa dịch Covid-2019
Làm sao bà con có thể bảo vệ được vườn cây?
Việc bảo vệ an toàn cho vườn cây đòi hỏi bà con phải củng cố vững chắc ý thức phòng chống cao độ. Nếu có tranh chấp, thường xuyên phải thăm dò tình hình của đối phương. Khi phát hiện đối phương có nhiều biểu hiện lạ về hành động và thái độ cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất như trên.
Đồng thời phối hợp lực lượng chức năng địa phương để giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật một cách phù hợp. Tuyên truyền giải quyết bằng biện pháp hoà giải thay vì ra tay thực hiện các hành động phá hoại nhẫn tâm đi quá giới hạn.
Đặc biệt cần tìm hiểu và ứng dụng khoa học công nghệ trong việc báo động chống trộm, chống kẻ gian xâm nhập vườn cây. Tham khảo giải pháp chống trộm vườn cây bằng hệ thống báo động chuyên nghiệp sẽ mang lại sự tin cậy cho bà con.
● Giải pháp lắp đặt chống trộm vườn cây hiệu quả chỉ từ 2 triệu
Chia sẻ thông tin hữu ích tới bạn bè trên Facebook của bạn.
SmartZ - Trending
Dẫn nguồn: News Zing l Ghi chú: Tên người trong tin đã được thay đổi.