Cảm biến Khói là gì? Nguyên lý hoạt động và 4 lưu ý quan trọng khi sử dụng
SmartZ - Giải Đáp Công Nghệ
Cảm biến khói là một trong những thiết bị không thể thiếu trong hệ thống phát hiện sớm, phòng ngừa cháy nổ hoả hoạn. Để cảm biến khói phát huy hiệu quả, tránh tình trạng báo giả báo sai đòi hỏi người lắp đặt và sử dụng cần trang bị những kiến thức nhất định.
Trên thực tế người dùng cảm biến khói không khỏi gặp phải các vấn đề sau: vì sao có khói mà cảm biến không phát hiện? tại sao cảm biến khói phát hiện chậm? thậm chí cảm biến quá nhạy... bằng cách tìm hiểu rõ nguyên lý và các lưu ý khi sử dụng sau sẽ giúp hoá giải cải thiện nhanh chóng các vấn đề đó.
Cảm biến khói là gì?
Cảm biến khói là thiết bị điện tử có khả năng cảm nhận được sự xuất hiện khói trong môi trường và chuyển đổi thành tín hiệu điện tử.
Cảm biến khói là gì? nguyên lý hoạt động và 4 lưu ý quan trọng khi sử dụng.
Tuỳ vào từng model mà cảm biến khói có độ nhạy với khói khác nhau. Sau khi phát hiện khói, cảm biến sẽ tiến hành gửi tín hiệu về trung tâm để kích hoạt báo động.
Các phân loại và nguyên lý hoạt động của cảm biến khói:
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại công nghệ cảm biến khói thông dụng là: cảm biến khói ứng dụng ion hoá và cảm biến khói ứng dụng quang điện. 2 loại này có độ nhạy khói, cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau.
Đầu cảm biến khói ion hoá: cảm biến khói ứng dụng nguyên lý ion hoá được tích hợp thành một đầu cảm biến nhỏ gọn. Đầu cảm biến khói loại này bao gồm một buồng ion hoá điện li, sử dụng đồng vị phóng xạ là nguồn phát hạt Alpha để có thể tạo ra ion hoá trong không khí. Khi có một số phần tử khói chui vào buồng thì sẽ tạo nên sự thay đổi điện áp ở các cực điện li. Cảm biến sẽ phát tín hiệu báo động ngay sau đó.
Cảm biến khói ứng dụng i-on hoá có độ nhạy cao
Đầu cảm biến khói ion hoá có giá thành thấp hơn đầu báo khói quang, tuy nhiên độ nhạy cao nên dễ dẫn đến tình trạng báo động giả.
Đầu cảm biến khói quang: cảm biến khói ứng dụng quang điện được tích hợp nhỏ gọn thành một đầu cảm biến nhỏ gọn. Đầu cảm biến khói loại này bao gồm một buồng quang điện, sử dụng một nguồn sáng nhỏ, thấu kính hội tụ ánh sáng và cảm biến quang điện. Khi có khói chui vào buồng thì sẽ tạo nên sự thay đổi quang học dẫn đến thay đổi điện áp trên cảm biến quang điện. Cảm biến sẽ phát tín hiệu báo động ngay sau đó.
Cảm biến khói ứng dụng quang điện có độ chính xác cao hơn cảm biến khói i-on hoá.
Đầu cảm biến khói quang có thể phát hiện được nhiều loại khói với độ chính xác cao, tuổi thọ cũng cao hơn so với cảm biến khói ion hoá. Vì vậy nên đầu báo khói quang được sử dụng phổ biến hơn.
Ngoài ra tuỳ theo hình thức kết nối sẽ có thêm các phân loại: cảm biến khói dùng dây và cảm biến khói không dây.
Cảm biến khói dùng dây: Loại này truyền trực tiếp tín hiệu điện từ cảm biến đến trung tâm báo động bằng đường dây dẫn. Tín hiệu được khuếch đại trước khi truyền đi.
Cảm biến khói không dây: Loại này chuyển tín hiệu điện tử thành tín hiệu bước sóng điện từ không dây như Radio, Zigbee, Wifi,.. ở trung tâm báo động sẽ có Anten tương ứng để thu các bước sóng này.
Trường hợp khác, cảm biến khói được sản xuất tích hợp kèm chuông báo động được gọi là cảm biến khói độc lập. Cảm biến khói độc lập có ưu điểm là nhỏ gọn, tính linh động cao phù hợp sử dụng cho quy mô nhỏ với mức chi phí thấp.
2 cảm biến khói dễ sử dụng, hiệu quả với mức giá phải chăng trên thực tế hiện nay
1) Cảm biến khói không dây SD03 thông minh kết nối tần số RF 433MHz
Đầu tiên là cảm biến khói không dây SD03 với khả năng kết nối trung tâm báo động qua sóng RF 433MHz.
Cảm biến khói không dây SD03 kết hợp trung tâm báo động qua sóng RF 433MHz
Khoảng cách kết nối của SD03 tới trung tâm báo động lên tới 150m (không gian mở) cho phép lựa chọn lắp được ở nhiều vị trí khác nhau không phụ thuộc nơi đặt trung tâm.
Thông tin về thiết bị:
Mức giá: 300.000đ |
Nguồn Pin DC 9V |
Diện tích không gian tối đa 20m |
Khoảng cách kết nối trung tâm báo động tới 150m (không gian mở) |
Tích hợp chuông báo động 85dB |
Nhiệt độ môi trường -10C tới 55C |
Tín hiệu RF 433MHz |
Chất liệu: nhựa ABS |
● Xem chi tiết sản phẩm ● Gọi cho nhà cung cấp ● Đăng ký khảo sát lắp đặt
2) Cảm biến khói không dây SD50 hoạt động độc lập dùng nguồn Pin
Cảm biến khói SD50 tiện lợi với khả năng hoạt động độc lập hoàn toàn
Cảm biến khói độc lập SD50 mang lại sự nhỏ gọn, đơn giản
Thiết bị được tích hợp kèm chuông hú có âm lượng tới 110dB. Sử dụng nguồn Pin cho phép sử dụng trong thời gian dài không cần cắm nguồn trực tiếp. Ngoài tích hợp chuông, thiết bị còn tích hợp đèn báo trạng thái báo động.
Thông tin về thiết bị:
Mức giá: 499.000đ |
Nguồn Pin DC9V |
Diện tích không gian tối đa tới 60m |
Khoảng cách kết nối trung tâm báo động tới 100m |
Tích hợp chuông báo động 110dB |
Nhiệt độ môi trường -10C tới 50C |
Tín hiệu RF 433MHz |
Chất liệu ABS |
● Xem chi tiết sản phẩm ● Gọi cho nhà cung cấp ● Đăng ký khảo sát lắp đặt
4 Lưu ý quan trọng cần nắm khi sử dụng cảm biến khói
1) Tìm hiểu và chọn mua đúng loại cảm biến khói
Đa số người dùng đều muốn tự mình tìm hiểu thiết bị và chi tiền theo ý muốn của mình. Nhưng trong ngành thiết bị báo động báo cháy đòi hỏi tính tỉ mỉ và thực tế cao, để làm được điều đó người mua cần phải bỏ thời gian nhất định để nghiên cứu các tài liệu. Mặc dù đó là một lựa chọn mua sắm thông minh, nhưng trong ngành thiết bị báo động báo cháy, khuyến nghị hàng đầu là liên hệ nhà cung cấp để được khảo sát và tư vấn một cách chuyên nghiệp. Tránh mua sai mua nhầm dẫn đến cảm biến không làm việc khi xảy ra hoả hoạn để lại hệ quả rất đáng tiếc.
2) Lắp đặt đúng cách, thử nghiệm thực tế
Sau khâu khảo sát và chọn mua thì khâu lắp đặt quyết định không nhỏ đến hiệu quả làm việc của cảm biến khói. Đơn cử trường hợp lắp cảm biến khói quá xa khu vực có khả năng xuất hiện nguồn khói cao (cháy), thì tình trạng cảnh báo chậm trễ chắc chắn sẽ xảy ra. Sau khi lắp đặt, giai đoạn thử nghiệm thực tế với nguồn khói nhân tạo như: thuốc lá, đốt giấy, um khói,.. Với các mức độ đậm nhạt khác nhau sẽ gia tăng đáng kể sự tin cậy.
3) Phối hợp thiết bị thông minh
Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, ngành thiết bị báo khói báo cháy cũng được đầu tư phát triển nhiều công nghệ mới. Trong đó các thiết bị thông minh như: trung tâm báo động thông minh, chuông báo thông minh,.. sẽ tạo nên sự đột phá không ngờ tới, hữu ích, tiện dụng hơn cho công tác báo động báo cháy. Hãy liên hệ với các nhà cung cấp để được tư vấn các thiết bị thông minh có thể phối hợp với thiết bị báo khói của bạn.
4) Bảo trì thay thế định kỳ
Đối mặt nguy cơ cháy có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, việc phòng ngừa ngẫu nhiên trở thành việc làm duy trì không thời hạn. Với vai trò quan trọng của cảm biến khói, việc bảo trì thay thế các cảm biến gặp trục trặc kỹ thuật định kỳ để hệ thống luôn trong trạng thái tốt là điều cần được người dùng cực kỳ quan tâm.
Lưu lại trang này bằng cách Chia sẻ nó trên Facebook của bạn.
SmartZ - Giải Đáp Công Nghệ
Cảm biến Khói là gì? Nguyên lý hoạt động và 4 lưu ý quan trọng khi sử dụng
SmartZ - Giải Đáp Công Nghệ là loạt bài viết giúp người dùng công nghệ tìm thấy câu trả lời cho các thắc mắc của mình. Thông tin chúng tôi cung cấp dựa trên cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tế sinh động và dễ dàng tiếp cận nhất.
Trụ sở: 186 Đặng Văn Ngữ P.14 Q. Phú Nhuận, HCM
Hotline: 0934 106 661
Trân trọng!